CỐP PHA PHỦ PHIM

Gỗ dán phủ phim: Được sử dụng trong cả xây dựng và nội thất, đặc biệt làm Cốp pha xây dựng (cốp pha gỗ phủ phim) trong các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao. 
Mô tả sản phẩm: Cốt của cốp pha phủ phim là gỗ dán chịu nước, Bề mặt được phủ một lớp Film màu nâu hoặc đen giúp ngăn thấm nước tạo độ láng và bề mặt nhẵn phẳng tuyệt đối, giảm trầy xước, chống bám xi măng và bảo vệ trong quá trình sử dụng
Quy cách: 1220*2440mm
Độ dày: 12mm-15mm-18mm
- Keo: Keo chống thấm nước Melaminel/ phenolic
- Phim: màu nâu/đen
- Số lần luân chuyển: 8-10 lần
 Sản phẩm cốp pha gỗ dán sau khi sản xuất: 
- Bề mặt nhẵn bóng
- Độ đàn hồi cao
- Cường độ chịu lực tốt.
- Ngâm nước không bị biến dạng, không bị mối mọt
- Độ trương nở ngâm nước theo chiều dày sau 72h không quá 2,5%.
- Nhẹ dễ sử dụng

CHIỀU DÀY TỐI THIỂU CỦA KẾT CẤU KHI TRƯỢT

          Trong quá trình trượt xuất hiện lực ma sát giữa thành cốp pha và bê tông. Giá trị lực ma sát này phụ thuộc vào vật liệu làm cốp pha và độ dính bám của vữa bê tông lên bề mặt cốp pha. Theo thực nghiệm lực ma sát có trị số lớn hơn nhiều trọng lượng của hệ cốp pha,vì vậy công nghệ cốp pha trượt coi trọng việc khắc phục lực cản ma sát này. Khi trượt, sự phá hủy của bê tông trong cốp pha trượt có thể xảy ra tại tiết diện bất kỳ, khi ở đó xuất hiện lực ma sát F. Lực ma sát này có xu hướng nâng bứt bê tông thì bê tông sẽ bị kéo lên gây hiện tượng nứt ngang.
          Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do bê tông mới đổ chưa đủ khả năng chịu kéo và sự dính kết giữa bê tông và thép chưa hình thành.
          Thực tế thiết kế và thi công, thường cấu tạo cốp pha trượt có độ vát hình côn nên sự phá hủy của bê tông thường chỉ xảy ra tại chỗ có khe hở giữu bê tông và cốp pha tại vị trí nói tiếp A-A.
          Điều kiện để bê tông không bị nứt ngang là trọng lượng bê tông G phải đủ lớn để thắng đuợc lực ma sát F.
          Trọng lượng bê tông G phụ thuộc chủ yếu vào chiều dày kết cấu, nên khi kết cấu có chiều dày lớn thì xác suất phá hoại do nứt ngang nhỏ. Để bê tông mới đổ không bị kéo lên theo cốp pha cần phải đảm bảo điều kiện G ≥ 2F.
Ví dụ:         Xác định kích thước tiết diện cột tối thiểu khi trượt
          Trường hợp trượt cột để bê tông mới đổ không bị kéo lên theo cốp pha cần phải đảm bảo điều kiện G ≥ F.
a    Đối với cột hình vuông cạnh là a (cốp pha thép có lực ma sát là 1,5 ÷ 3 kN/m2)
G = 2400.a2.h
F = f.4a.h = 150.4a.h = 600.a.h
Từ điều kiện: G ≥ F suy ra amin ≥ 0,25m hay 25cm.
b)   Đối với cột chữ nhật cạnh a và b (cốp pha thép có lực ma sát là 1,5 ÷ 3 kN/m2)
              G = 2400.a2.h
F = f.4a.h = 150.2(a+b).h
Từ điều kiện: G ≥ F suy ra a.b/2(a+b) ≥ 0.0625

CỐP PHA CHO BÊ TÔNG TRANG TRÍ

   Cốp pha cho bê tông trang trí có vai trò chủ yếu là để tạo những bề mặt thật hoàn mỹ của bê tông trang trí, với hình dáng đẹp đẽ, bền lâu. Vì vậy nó phải đảm bảo sự chính xác về hình dáng, kích thước của những bộ phận công trình kiến trúc cần thực hiện. Bất kỳ những sự hư hỏng, sai lệch nào cũng có thể cộng dồn từ tầng nọ đến tầng kia; kết quả cuối cùng dẫn đến sai số lớn theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang mà không thể dễ dàng sửa chữa khi đã đổ bê tông xong.
Cốp pha trang trí cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Chịu được tải trọng tác dụng (trọng lượng bản thân, lực đẩy của bê tông, trọng lượng của thiết bị, tải trọng gió, người đi lại…);
- Không bị biến dạng;
- Kín khít, không để chảy vữa xi măng của bê tông mới đổ;
- Việc gia công phải đảm bảo thật chính xác để tạo được bề mặt bê tông trang trí có chất lượng tốt và hình dáng yêu cầu;
- Lắp dựng phải thật chính xác, cố định chắc chắn, lắp đến đâu được đến đó và kiểm tra đối chiếu với sai số cho phép;
- Cấu tạo đơn giản, tháo lắp nhẹ nhàng, không cần lực tác động mạnh, sử dụng được nhiều lần và giữ được bề mặt bê tông nguyên vẹn;
- Khi sản xuất cốp pha, cần phải chừa sẵn các lỗ trống để luồn các thiết bj, cấu kiện đặt sẵn của công trình, tránh đục phá cốp pha khi đã lắp vào công trình.
   Giàn giáo cốp pha phải thực hiện sao cho ổn định, vững chắc và chịu được tất cả các tải trọng tác dụng. Tất cả các thành phần chống đỡ cốp pha phải có giằng hoặc chống theo hai phương. Trong khi thi công, cần lường trước hiện tượng lún cột chống do nền đất yếu.
   Cần sử dụng máy trắc đạc để kiểm tra và nghiệm thu cốp pha, nghiệm thu giàn giáo trước và trong thời gian đổ bê tông. Nếu thấy hư hỏng phải sửa chữa kịp thời.
   Việc chọn cốp pha trang trí trước hết phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của công trình, sau đó là mục đích trang trí và khả năng thi công.
   Bất kỳ trường hợp nào, cốp pha, giàn giáo cho bê tông trang trí chỉ được thực hiện trên cơ sở thiết kế bao gồm đầy đủ các chi tiết để thi công.
   Cốp pha trang trí có thể làm bằng các vật liệu: gỗ xẻ, ván sợi ép, kim loại, chất dẻo, cao su…

PHÂN LOẠI CỐP PHA THEO VẬT LIỆU SỬ DỤNG

 Theo vật liệu làm cốp pha người ta có thể phân ra:
- Cốp pha gỗ làm bằng gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán chịu nước (cốp pha phủ phim), gỗ ép bền nước; 
- Cốp pha kim loại: làm bằng tôn mỏng, nhôm cứng (hợp kim nhôm…); 
- Cốp pha làm bằng cao su, chất dẻo… 
- Cốp pha ốp mặt làm bằng bê tông, bê tông cốt thép, xi măng lưới thép và kim loại.. Trong quá trình đổ bê tông các tấm ốp mặt được liên kết chặt với chính kết cấu của bê tông công trình và nằm lại ở công trình với chức năng trang trí bề mặt.
- Cốp pha làm bằng các tấm định hình, liên kết với các kết cấu lắp ghép bằng bu lông hoặc bằng dây thép vặn xoắn.

CỐP PHA CẦU THANG

Nguyên lí cấu tạo của cốp pha cầu thang nói chung tương tự cốp pha dầm sàn (cốp pha định hình). Ván khuôn đan thanh được tính toán và cấu tạo giống với khuôn sàn, ván khuôn dầm chiếu tới, dầm chiếu nghỉ, dầm cuốn thang giống ván khuôn dầm bình thường. Điều chú ý là:
- Khi tính toán cũng như cấu tạo phải kể đến độ dốc của ván khuôn;
- Bố trí cây chống sao cho tiết kiệm nhất, vì tải của đan thang nhỏ nên hệ dầm đỡ ván khuôn đan thanh nên có hai lớp dầm ngang và dầm dọc sẽ tiết kiệm hơn.
- Khi chưa tháo cây chống vẫn phải đảm bảo giao thông được nên hệ cây chống cầu thang bao giờ cũng chống về hai phía của đan thang;
- Cây chống cầu thang có hai  loại: chống đứng (vuông góc với mặt đất) và chống xiên ( vuông góc với đan thang). Trong đó cây chống xiên thường dài, chiếm nhiều diện tích sàn nhà và dễ trượt, nên hạn chế sử dụng.

Sau đây là một số ví dụ:

1) Mô tả khái quát ván khuôn cầu thang
Thành phần chính của ván khuôn cầu thang
2) Ván khuôn cầu thang với cây chống thép gỗ kết hợp (một lớp dầm gỗ)
Cấu tạo ván khuôn cầu thang
a) Mặt cắt ván khuôn dọc thang; b) Phối cảnh ván khuôn bậc thang
1. Ván khuôn đan thang; 2. Ván khuôn bậc thang; 3. Dầm gỗ dọc (1 lớp);
4. Cây chống (gỗ và thép); 5. Giằng chéo; 6. Thanh giằng giữ tấm ván khuôn bậc.
3) Ván khuôn cầu thang với ván khuôn tường kết hợp
a) Mặt đứng ván khuôn cầu thang chỗ tiếp giáp với ván khuôn tường.
Mặt đứng ván khuôn thang
b) Mặt cắt ván khuôn cầu thang và ván khuôn tường.
Mặt cắt ván khuôn thang
4) Phối cảnh ván khuôn cầu thang với cây chống thép (chống đứng), dầm gỗ.
Phối cảnh ván khuôn thang
1. tấm ván khuôn mặt; 2. Dầm gỗ ngang
3. dầm gỗ dọc; 4. Cây chống đứng (thép)
Chú ý: cây chống đan thang bao giờ cũng chống hai bên (để dành lối đi phục vụ cho giao lên xuống các tầng trong thời gian chưa tháo cây chống.
5) Ván khuôn cầu thang với cây chống thép (chống xiên), dầm gỗ.
Ván khuôn thang với cây chống xiên
1. Tấm ván khuôn mặt; 2. dầm gỗ ngang; 3. dầm gỗ dọc; 4. Cấy chống xiên (thép);
a) Mặt cắt dọc thang; b) Phối cảnh một đoạn thang
6) Ván khuôn cầu thang với cây chống gỗ (chống đứng)
Ván khuôn thang với cây chống đứng
1. Tấm ván khuôn mặt; 2. Dầm go64ngang (lớp 1); 3. Dầm gỗ dọc (lớp 2);
4. Cây chống đứng (gỗ); 5. Ván (bọ) liên kết cột chống và dầm dọc; 6. Giằng chéo.
7) Ván khuôn bậc thang
Ván khuôn bậc thang
a) Phối cảnh ván khuôn bậc thang; b) Mặt cắt dọc đan thang thể hiện ván khuôn bậc thang.
1. tấm ván khuôn bậc thang; 2. Dầm gỗ giữ bậc thang;
3. Bọ giữ ván khuôn bậc thang; 4. Ván khuôn thành bậc;
5. Dầm ngang (lớp 1); 6. dầm dọc (lớp 2)
8) Phối cảnh ván khuôn bậc thang đầu tiên và dầm cuốn thang.
Phối cảnh ván khuôn bậc thang và dầm cuốn thang
9) Ví dụ về ván khuôn thành bậc thang.
Ván khuôn dầm cuốn thang

PHÂN LOẠI CỐP PHA THEO MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN TRONG THI CÔNG

Theo độ lớn của bộ phận công trình, vị trí và tầm quan trọng của các công trình đó, cốp pha được phân loại như sau:
- Cốp pha đơn giản, cho bê tông các loại kết cấu đơn giản (như móng bè, móng băng…);
- Cốp pha trung bình, cho công trình không sử dụng khung bê tông cốt thép, có sàn bình thường là sàn phẳng;
- Cốp pha phức tạp cho công trình có tường chịu lực, có sàn với dầm chính, dầm phụ và công trình có khung bê tông cốt thép, gồm: cột, dầm thẳng, sàn sườn có vát hoặc không có vát;
- Cốp pha đặc biệt cho sàn có nhiều ô, cầu thang phẳng, sàn hình nấm đa giác, sàn xi-lô, đài nước, khung  nghiêng…;
- Cốp pha đặc biệt phức tạp cho vòm, sàn nấm hình cong, cốp pha cầu thang xoáy ốc, dàn kèo, phễu, tháp làm lạnh…(cốp pha định hình)

 

CỐP PHA GỖ là một thành viên của Tổng kho cốp pha © 2014

Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates